Nhiều bước tiến mới về sản xuất giống thủy sản

Đối tác truyền thông thủy sản 247
Sản xuất giống thủy sản nước ta đã có nhiều bước tiến mới. TSVN thông tin tới quý độc giả 3 kỹ thuật điển hình trong năm.

Nhân giống và nuôi mực thương phẩm thành công trong môi trường bán tự nhiên. Ảnh: Nguyễn Thành

Sản xuất giống thủy sản nước ta đã có nhiều bước tiến mới. TSVN thông tin tới quý độc giả 3 kỹ thuật điển hình trong năm.

thuysan247.com

Chuyển giao con giống bào ngư vành tai 

Từ năm 2020 – 2022, nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản gồm: ThS Lại Duy Phương, ThS Đặng Minh Dũng, ThS Đỗ Mạnh Dũng, ThS Nguyễn Xuân Sinh đã nghiên cứu thành công quy trình xuất giống bào ngư vành tai (Haliotis asinina) và đã chuyển giao kỹ thuật cho người dân các địa phương ở Quảng Ninh, Nha Trang, Ninh Thuận, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) nuôi. Đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước cũng đã thành công trong việc hoàn thiện kỹ thuật nuôi vỗ đàn bố mẹ từ thế hệ F1 với tỷ lệ sinh sản đạt trên 75%. Đây là một trong những thành công từ các công trình nghiên cứu trong việc tạo nguồn bố mẹ phục vụ sản xuất con giống nhân tạo. 

Hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chốt nghệ 

Dự án hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chốt nghệ trong điều kiện nhân tạo tại tỉnh Sóc Trăng do Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh chủ trì thực hiện. Nội dung thực hiện Dự án là tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai thực nghiệm; bố trí sản xuất thực nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chốt nghệ trong điều kiện nhân tạo; phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội và giới thiệu kết quả triển khai mô hình sản xuất giống cá chốt nghệ trong điều kiện nhân tạo. Thời gian thực hiện Dự án gồm 3 đợt, với 8 lần cho cá chốt sinh sản. 

Nhân giống và nuôi mực thương phẩm thành công trong môi trường bán tự nhiên 

Mô hình này được anh Nguyễn Bá Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mực nhảy Biển Đông (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải) lần đầu tiên thực hiện thành công tại vùng biển Ninh Thuận. Theo đó, để có nguồn mực giống, anh Ngọc liên kết với 2 hộ dân tại huyện Ninh Hải để ấp trứng. Mỗi cá thể mực có vòng đời sinh trưởng khoảng 15 tháng, trong suốt vòng đời, mực sinh sản được khoảng 50.000 trứng. Trứng mực sau khi đẻ sẽ kết thành chùm vào các giá thể rong sụn được thả dưới đáy biển, sau khi trứng đẻ ra ở ngoài biển 10 ngày sẽ được anh Ngọc mang về các hộ liên kết để ấp nở cho ra mực con. Mực sau khi nở được vớt đưa vào các hồ có độ sâu 1,5 m trong phòng tối để nuôi đạt kích cỡ con giống. Việc nuôi mực con trong phòng tối giúp hạn chế việc mực con ăn lẫn nhau. Nguồn thức ăn cung cấp cho quá trình nuôi mực con 100% tươi sống, nguồn thức ăn đang bơi để mực con tự bắt mồi, chủ yếu là tôm con sống và cá con sống. 

H.C

Nguồn: Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Kính thưa quý độc giả, Thủy Sản 247 hiện đang là đối tác truyền thông uy tín của nhiều đơn vị báo chí, truyền thông, triển lãm, hội chợ chuyên ngành thủy sản trên toàn cầu. Với sứ mệnh kết nối truyền thông thủy sản, chúng tôi sẽ nỗ lực mang đến quý độc giả những thông tin hữu ích, kịp thời và uy tín. Để người nuôi tôm, cá và doanh nghiệp thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng và kinh doanh. Quý bạn đọc có thể tham khảo hệ sinh thái Thủy Sản 247 bằng cách bấm vào đây để biết thêm chi tiết.
BQT Thủy Sản 247 Group.
Vui lòng ghi rõ nguồn thuysan247.com khi sao chép bài viết này.
Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác về email [email protected].
Nhấn nút "quan tâm" nếu bạn muốn nhận thông tin cập nhật từ chúng tôi trên Zalo.

Bình luận bài viết